“Bóc tách” bộ trang phục của Jennie BlackPink gây lùm xùm trong thời gian vừa qua
Giờ đây, các nhà khoa học Nhật đã tìm ra cách để giải quyết vấn đề trên. Họ đã sử dụng nước oxy già, còn gọi là Hydrogen peroxide (H2O2). Chất này tạo ra môi trường độc hại cho các tế bào ung thư. Khi tiêm vào khối u, H2O2 sẽ làm suy yếu các tế bào, khiến chúng dễ bị xạ trị hơn.Các nghiên cứu ban đầu của Nhật trên bệnh nhân ung thư vú được áp dụng phương pháp điều trị mới gọi là "Liệu pháp xạ trị oxydol Kochi cho các khối u ung thư không thể cắt bỏ" (KORTUC), đã phát hiện ra rằng tiêm H2O2 cùng với xạ trị giúp thu nhỏ khối u thành công hơn. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Molecular and Clinical Oncology, tiêm H2O2 cùng với xạ trị đã giúp khối u vú co lại trung bình 97% - gấp 300% so với xạ trị thông thường, theo tờ Daily Mail.Một nghiên cứu khác của Bệnh viện chuyên khoa ung thư Royal Marsden, thuộc Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, bao gồm 12 bệnh nhân có khối u vú không thể phẫu thuật, được tiêm H2O2 2 lần một tuần trong 3 tuần trước khi xạ trị. Kết quả cho thấy phương pháp này giúp kiểm soát sự phát triển của khối u trong tối đa 2 năm.Tiến sĩ Navita Somaiah, bác sĩ ung thư lâm sàng tại Bệnh viện Royal Marsden, cho biết phương pháp điều trị này có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư.Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa International Journal of Radiation Oncology, Biology and Physics cũng cho thấy ở những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị, thì xạ trị kết hợp tiêm H2O2 đã giúp kiểm soát sự phát triển của khối u trong vòng 12 - 24 tháng.Tiến sĩ Somaiah cho biết: H2O2 là hợp chất rẻ tiền, dễ tìm, các nghiên cứu cho thấy nó có thể tăng hiệu quả của xạ trị. Hy vọng giải pháp này sẽ giúp nhiều bệnh nhân ung thư vú có thể được điều trị hiệu quả hơn hoặc thậm chí mở ra những phương pháp mới.Dung dịch sử dụng trong liệu pháp có nồng độ 0,5%, yếu hơn nhiều so với trong chất sát trùng thông thường.Khi dung dịch này bị phân hủy trong cơ thể, nó tạo ra môi trường giàu oxy, từ đó gây căng thẳng và làm suy yếu các tế bào ung thư, khiến chúng dễ bị xạ trị hơn (các tế bào ung thư đã tiến hóa để phát triển mạnh trong môi trường thiếu oxy vì mạng lưới mạch máu đưa oxy đến chúng thường không theo kịp tốc độ phát triển của chúng).Hiện một thử nghiệm bao gồm 184 bệnh nhân ung thư vú tại 6 bệnh viện ở Anh, sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp đột phá này ở bệnh nhân có khối u lớn hơn 3 cm và ung thư đã di căn. Một nửa số bệnh nhân sẽ được tiêm thuốc cùng với xạ trị, nửa còn lại sẽ xạ trị để đối chứng.Hải Dương đề nghị hoãn xuất cảnh 28 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025, tôi có dịp được gặp ông Guillaume Zen Yperman (51 tuổi, quốc tịch Pháp) cùng gia đình nhỏ ở một quán cà phê Việt Nam trên Phố đi bộ Bùi Viện (TP.HCM).Tôi biết tới ông Guillaume thông qua một người anh thân thiết đang sống và làm việc ở Pháp. Chính sự kết nối đó đã giúp chúng tôi có được cuộc gặp gỡ đầy thâm tình hôm nay, trong một dịp vô cùng đặc biệt - Tết Nguyên đán ở Việt Nam.Ngồi cạnh vợ và con gái, nhìn ra con đường trang trí rực rỡ hoa mai, hoa đào, người đàn ông Pháp trầm ngâm kể về câu chuyện của cuộc đời mình, khi nửa thế kỷ trước ông là một trong những đứa trẻ có mặt trên chuyến bay trong Chiến dịch Không vận Trẻ em (Operation Babylift) của Mỹ vào tháng 4.1975 bay từ Sài Gòn.Tất cả những thông tin mà ông biết về gốc gác Việt Nam của mình đến từ những hồ sơ bằng tiếng Pháp còn được cha mẹ nuôi người Pháp lưu giữ cẩn thận. Theo đó, ông Guillaume có tên khai sinh là Dương Mạnh Hùng, sinh ngày 14.4.1974 ở xã Khánh Hưng, Q.Mỹ Xuyên, tỉnh Ba Xuyên, nay thuộc TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng).Hồ sơ không có tên cha, chỉ có tên người mẹ là Dương Thị Phấn. Mạnh Hùng là đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới sinh ra và được cô nhi viện ở Ba Xuyên nhận về nuôi. "Đứa trẻ này không có người thân, cha mẹ, chúng tôi cũng không rõ địa chỉ. Cha mẹ chưa bao giờ đến thăm cho đến tận bây giờ", hồ sơ cô nhi viện ghi rõ.Thời điểm này, cậu bé được một cặp vợ chồng người Pháp nhận nuôi. Sau chuyến bay đầy định mệnh, cậu bé bị bỏ rơi ngày nào đã được sống một cuộc đời mới ở nước Pháp, được cha mẹ nuôi yêu thương và chăm sóc như con ruột.Dẫu vậy, niềm khát khao về nguồn cội chưa bao giờ thôi thổn thức trong trái tim của "cậu bé Babylift" năm nào. Khi có con gái năm 2004, người đàn ông quyết định lần đầu tiên về Việt Nam tìm lại mẹ ruột, gia đình máu mủ của mình."Tôi về lại Sóc Trăng sau 3 thập kỷ, ghé thăm cô nhi viện và cũng gặp lại sơ ngày xưa đã chăm sóc tôi. Sơ kể cho tôi nghe mẹ bỏ tôi lại ở cô nhi viện khi 3 tháng tuổi, nhưng không còn bất kỳ manh mối nào thêm", ông kể với phóng viên.Dẫu cơ hội mong manh, thông tin ít ỏi nhưng suốt bao năm qua, ông chưa từng bỏ cuộc trong hành trình tìm mẹ của mình. Suốt 4 lần về Việt Nam, ông đều mang một ý định lớn lao nhất trong cuộc đời: Tìm mẹ ruột!Vào những ngày tháng 4.1975, Mỹ tiến hành một chiến dịch mang tên Operation Babylift (Chiến dịch Không vận Trẻ em) để đưa khoảng 3.000 trẻ em lên máy bay, gấp rút sơ tán khỏi Sài Gòn. Những đứa bé này khi đó đang ở trong các bệnh viện và nhà trẻ mồ côi và chúng đã được máy bay Mỹ chở sang nhiều quốc gia trên thế giới bao gồm Pháp, Úc, Canada và Tây Đức. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.Cạnh bên, bà Virginie Lassour, vợ ông Guillaume cũng xúc động cho biết bà luôn ủng hộ hành trình tìm gia đình ruột của chồng. Bà biết rằng niềm khát khao nguồn cội luôn là niềm đau đáu, là điều day dứt trong trái tim chồng suốt bao năm qua.Cha mẹ nuôi người Pháp của ông Guillaume đã mất cách đây nhiều năm. Ông hy vọng mẹ ruột của mình vẫn còn mạnh khỏe và vẫn đang chờ ông về. "Từ tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn mẹ vì đã sinh ra tôi, đã cho tôi một cơ hội sống cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Tôi chỉ muốn gặp lại bà dù chỉ một lần để bà biết rằng tôi vẫn sống tốt, bình an", ông bày tỏ.Đến Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, ông cảm thấy thích ngày tết ở đây khi mọi người trang trí tết đầy màu sắc khắp phố phường. Ở Việt Nam, tết là đoàn viên, là sum họp của mọi người thân trong gia đình nên ông thực sự hy vọng sẽ đoàn tụ cùng mẹ ruột của mình.Chị Jade Yperman (23 tuổi) là con gái của người đàn ông Pháp cũng ở Việt Nam hơn 1 tháng nay trong hành trình đi du lịch của mình. Cô con gái hy vọng ước mơ của cha dịp năm mới sẽ trở thành sự thật.Những ngày tới đây, ông Guillaume và gia đình sẽ tiếp tục hành trình khám phá Việt Nam của mình. Hành trình đó sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi lớn trong cuộc đời người đàn ông Pháp: "Mẹ tôi là ai?".Ai có tin tức về gia đình ruột của ông Guillaume Zen Yperman vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0397.587.717 (Zalo) hoặc email: sinhfish@hotmail.com (gặp ông Huỳnh Tấn Sinh). Vô cùng biết ơn!
Giây phút VinFast VF8 vươn ra 'biển lớn'
Theo PGS-TS Phạm Bích Đào (Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), khi hôn, vi khuẩn, virus và nấm có thể lây từ miệng, nước bọt của người này sang người khác, gây ra các bệnh lý liên quan đến tai - mũi - họng (ENT).Một số bệnh có thể lây qua hôn bao gồm: viêm họng do vi khuẩn, virus; viêm mũi, viêm xoang do vi khuẩn và virus; viêm tai giữa do vi khuẩn lây từ miệng; bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng (Mononucleosis - "bệnh nụ hôn"); lây nhiễm virus herpes miệng (mụn rộp môi); nhiễm nấm candida miệng gây nấm lưỡi, viêm họng do nấm.Ngoài ra, bệnh lậu họng (Gonococcal pharyngitis) cũng có thể lây qua hôn sâu, nếu một trong hai người nhiễm vi khuẩn lậu. Theo số liệu của một số cơ sở chuyên khoa da liễu, tỷ lệ nhiễm trùng hầu họng trong những bệnh nhân bị lậu tình dục khác giới nam khoảng 3 - 7%; nữ 10 - 20% và 10 - 25% nam tình dục đồng giới. Có tới trên 90% trường hợp không triệu chứng. Bệnh có biểu hiện viêm hầu họng, viêm amidan cấp, đôi khi có sốt và sưng hạch vùng cổ.Để giảm nguy cơ truyền bệnh hoặc mắc bệnh khi hôn, bác sĩ Đào chia sẻ: tránh hôn khi bản thân hoặc người kia bị bệnh. Tránh hôn lên môi bất kỳ ai khi bạn hoặc họ đang bị mụn rộp, mụn cóc hoặc vết loét quanh môi hoặc trong miệng. Cần duy trì vệ sinh răng miệng tốt. Ho và hắt hơi vào khăn giấy, nếu bản thân bị cảm lạnh.
Những ngày này, khi đã vào tháng Chạp, phố Hàng Mã - trái tim của sắc màu tết Hà Nội – đang khoác lên mình một diện mạo rực rỡ, đầy sức sống. Con phố nhỏ được tô điểm lung linh bởi đèn lồng đỏ, câu đối, bao lì xì….Không chỉ là nơi bày bán những món đồ trang trí tết, phố Hàng Mã còn mang đến một không gian lễ hội, nơi mọi người tìm về để tận hưởng không khí xuân. Năm nào cũng vậy, chị Nguyễn Thị Thu Hiền, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội luôn tìm đến đây để lựa chọn những món đồ nhỏ bé nhưng chứa đựng cả sự sáng tạo và tinh thần tết Việt. Chị Hiền chia sẻ: "Hôm nay thì mình lên đây để mua đồ trang trí tết cho công ty. Công ty của mình hướng đến trang trí theo hướng truyền thống, thế nên là mình mua nhiều đồ để làm thủ công. Ví dụ như là lì xì hay những cái cành cây hoa giả. Để về mình có thể dán vào, đính vào những cành cây khô. Tạo ra một cái nền rất là đẹp cho các bạn công nhân viên của công ty. Không khí màu sắc thì rất là tươi sáng, và màu chủ đạo là màu đỏ. Một không khí rất là ngập tràn màu tết âm lịch của chúng ta".Thật không khó để bắt gặp những tà áo dài thướt tha, mang đậm không khí xuân những ngày giáp tết quanh bờ hồ Hoàn Kiếm. Những người cô, người chị rạng rỡ đang hòa mình trong sắc tết cũng như làm đẹp thêm cho khung cảnh thủ đô. Bên cạnh đó, Hà Nội còn gây ấn tượng với các tiểu cảnh độc đáo, mang đậm chất xuân Việt. Tất cả đều gợi nhắc về tết truyền thống, nhưng cũng không kém phần sáng tạo, hiện đại. Những góc nhỏ này vừa là điểm nhấn của thành phố, vừa là nơi để người dân và du khách lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Anh Nguyễn Minh Hiếu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội xúc động cho biết: "Mình rất là háo hức và cảm thấy vui khi đến tết. Mình được quây quần bên gia đình, ông bà cha mẹ, anh chị em. Những ngày tết mình đến những ngôi chùa ở Hà Nội để cầu bình an, cầu sức khỏe. Đi thăm đền Ngọc Sơn, đi chụp ảnh với bạn bè ở cầu Thê Húc, Tháp Rùa"."Với cái không khí nhộn nhịp ở xung quanh bờ hồ. Thì vào cái tết năm nào và những cái dịp mà đi bộ thì cô cũng đều cảm thấy rất là thư giãn. Rất vui khi mà có thời gian đi xung quanh bờ hồ, phố cổ nhà mình ấy". Cô Nguyễn Lý Hạnh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói.Có thể nói, Hà Nội không chỉ là nơi để cảm nhận không khí tết, mà còn là nơi để trái tim mỗi người hướng về. Những con phố rực rỡ sắc màu, những nụ cười hân hoan, tất cả tạo nên một Hà Nội đầy sức sống, tràn ngập niềm vui.
Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học năm 2023
Phút 90+6, HLV Phùng Thanh Phương tung vào sân trung vệ trẻ Nguyen Zan Hoyt Le Cao (tên viết tắt Zan Nguyễn) để thế chỗ Nguyễn Thái Quốc Cường.Zan Nguyễn vào sân ở những thời điểm cuối trận căng thẳng, nóng bỏng nhất, khi CLB Đà Nẵng bị dẫn 0-1 không còn gì để mất đang toàn lực tấn công để san bằng cách biệt mong manh 1 bàn thắng, bằng những đường rót bóng bổng vào khu vực cấm địa của CLB TP.HCM.Có thể xem việc HLV Phùng Thanh Phương tung Zan Nguyễn vào sân là một công đôi việc, vừa ngắt khí thế tấn công của CLB Đà Nẵng, tranh thủ thêm khoảng 1 phút thay người quý giá, lại giúp hàng thủ CLB TP.HCM chống bóng bổng hiệu quả hơn.Zan Nguyễn sinh năm 2006, chỉ mới 19 tuổi, có bố mẹ đều là người Việt. Anh sinh ra lớn lên ở TP.Boston (Mỹ), học bóng đá ở môi trường bóng đá học đường của Mỹ và chủ động liên hệ đầu quân cho CLB TP.HCM để thử sức mình ở quê hương bố mẹ.Zan Nguyễn được HLV Phùng Thanh Phương đánh giá có tiềm năng, sở hữu chiều cao và độ dày lý tưởng, có ý thức tập luyện và sinh hoạt chuyên nghiệp nhưng vẫn còn khá "non", phải trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.Được biết, đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" đang cố gắng đẩy nhanh hoàn tất hồ sơ, tiến hành các bước thủ tục để sớm nhập tịch cho chàng trai 19 tuổi mang 100% dòng máu thuần Việt.Với quãng thời gian gần 10 tháng phía trước, khả năng Zan Nguyễn có hộ chiếu Việt Nam là rất cao.Nếu tiếp tục giữ tinh thần chuyên cần học hỏi, được HLV Phùng Thanh Phương từng bước "thử lửa" và có số phút thi đấu tại V-League một cách hợp lý, chàng trai cao 1,90 m này biết đâu sẽ được ban huấn luyện đội tuyển U.22 Việt Nam để mắt đến.